Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Suốt những năm tháng non trẻ, người con trai từng ghét cha mình bởi “ông vẫn nghèo và thất bại”. Cho đến khi cậu nghẹn ngào nhận được món quà bất ngờ từ ông.
Bật khóc khi nhận món quà đặc biệt của Cha
Câu chuyện kể về một Lim – cậu bé từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành luôn giữ khoảng cách với cha của mình. Trong cảm nhận của cậu bé năm ấy, cha là một người đánh ghét bởi: "Ông ấy vẫn nghèo và thất bại, mặc dù ông làm việc chăm chỉ hơn bất kì người bạn nào của ông. Tôi đã từng nghĩ rằng, do ông ấy không đủ thông minh..."
Người cha cần mẫn vẫn từng ngày lao động chăm chỉ để nuôi nấng cậu con trai bé nhỏ ăn học nên người. Mặc dù, cậu bé vô tâm ấy không những không trân trọng những gì mà cha dành cho mình. Ngược lại, cậu còn thề rằng: "Tôi sẽ không bao giờ giống một người như cha tôi".
Trong căn nhà nhỏ thiếu thốn về vật chất nhưng tràn ngập tình yêu thương của người cha dành cho con, có một cậu con trai luôn cảm thấy bất mãn và chán nản vì cái nghèo đeo đẳng, và có một người cha giàu nghị lực không bao giờ biết mệt mỏi...
Cậu đối xử tệ với cha mình, chỉ biết đứng nhìn cha dè chừng mà chưa bao giờ chịu đỡ đần khi ông làm việc vất vả. "Khi trưởng thành, tôi không muốn trở thành một kẻ nghèo khổ như cha tôi. Tôi muốn thành công, thành công hơn cha tôi".
Cũng chính vì khát khao "giàu có" hơn cha, Lim đã dốc sức học hành chăm chỉ và giành được tấm vé vào trường đại học mơ ước.
Ngày lên đường nhập học, người cha nghèo dúi vào tay cậu những đồng tiền "mồ hôi nước mắt", không quên mỉm cười dặn dò: "Gọi cho ba khi con thiếu tiền nhé!"
Chẳng nói chẳng rằng, Lim lặng lẽ trả lại ông số tiền ấy rồi lạnh lùng quay đi trong sự hụt hẫng của người cha tội nghiệp.
Đi xa, thời gian gặp gỡ, nói chuyện của hai cha con cũng ít dần. Những cuộc điện thoại chớp nhoáng luôn bị người con kết thúc giữa chừng bởi guồng quay công việc và những thứ xung quanh mà cậu cảm thấy quan trọng hơn việc nói chuyện với cha.
Cho đến khi nghe tin cha mất, Lim trở về và nhận được thư mời của một Trung tâm dành cho trẻ khuyết tật, cậu mới thật sự hiểu được tấm lòng cha.
Ông có thể nghèo về vật chất nhưng lại là tỷ phú của tình thương khi dành tất cả những đồng tiền tiết kiệm nhỏ bé để giúp đỡ một trung tâm trẻ khuyết tật, mang đến cho các em một nghị lực và cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Và tất nhiên, ông không dành công sức đó về mình, ông "cho đi" dưới danh nghĩa của Lim.
Lúc này, cậu con trai mới nghẹn ngào thấm thía khi nhớ lại cuộc đối thoại năm xưa:
- Tại sao nhà ta không giàu hả cha?
- Ai nói chúng ta không giàu? Giàu có không phải là con có bao nhiêu, mà là con có thể cho đi chừng nào. Khi con cho đi bằng cách nào đó, con sẽ thấy hạnh phúc hơn.
Người giàu không phải là người có nhiều, mà là người cho nhiều
Cuối cùng, sau bao nhiêu năm tháng, cậu con trai mới vỡ lẽ rằng, cha mình quả là người giàu có hơn bất kì ai, ông giàu tình thường, giàu sự sẻ chia.

Bài học:
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói "cho đi là hạnh phúc", nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi chúng ta cho đi mà không hề nghĩ ngợi, toan tính đến lợi ích của bản thân.
Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của mình. Sống vì mọi người sẽ giúp cuộc sống của bạn không đơn điệu và trái tim có thêm nhịp đập yêu thương.
- ST -
LIKE and Share this article: :

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét